Trending
Loading...

Tab 1 Top Area

Tech News

Game Reviews

Recent Post

Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyen-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017
Nguyên nhân gây ra tàn nhang

Nguyên nhân gây ra tàn nhang

Tàn nhang, nám da là hiện tượng phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ, gây nên những ảnh hưởng về tâm lý như thiếu tự tin, ngại giao tiếp, gặp gỡ. Việc điều trị tàn nhang, nám da thường phải trải qua thời gian dài và mất nhiều công. Tuy nhiên, có không ít chị em đã tìm mọi cách nhưng vẫn chưa dứt được mối lo. Một trong số các nguyên nhân là do bạn chưa hiểu rõ về tình trạng tàn nhang của mình cũng như không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Dưới đây là các nguyên nhân gây tàn nhang nám da mà các bạn nên biết để có hướng điều trị cụ thể.
Đặc trưng của tàn nhang, nám da là sự gia tăng hắc sắc tố Melanin tạo nên các đốm có màu từ nâu đến đen, thường xuất hiện trên gò má, trán hoặc các vùng da khác. Đối tượng chính của hiện tượng này là phụ nữ sau khi sinh em bé, sau 30 tuổi hay phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Các nguyên nhân chính gây nám da, tàn nhang được xác định như sau:
– Do ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời gây nám da, tàn nhang là nguyên nhân mà ai cũng biết. Đây cũng là khẳng định chắc chắn bởi ánh nắng mặt trời có bức xạ cực tím (các tia UVA, UVB) có khả năng thấm vào da cực mạnh, kích thích hắc bào sản xuất thừa Melanin. Người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ bị nám da cao hơn nhiều lần so với những người khác.
– Do nội tiết tố
Sự thiếu hụt nội tiết tố – estrogen là nguyên nhân gây nám da. Nguyên nhân này phổ biến ở phụ nữ sau sinh và tiền mãn kinh. Khi đó, sự thay đổi của Estrogen và Progesteron là nguyên nhân chính gây tàn nhang, nám da
– Do lão hóa da
Đây là quá trình tự nhiên không ai tránh được do sự tấn công liên tục của các gốc tự do. Những gốc tự do này có khả năng ôxy hóa rất mạnh và là tác nhân tấn công trực tiếp vào các tế bào sống của da khiến chúng bị suy yếu hay chết sớm và dễ bị nám, sạm da, tàn nhang.
– Do thói quen sinh hoạt
Một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như thiếu quan tâm bảo vệ, chăm sóc làn da, thường xuyên thức khuya, tiếp xúc với các chất kích thích, uống thuốc tránh thai hay sử dụng thuốc bị tác dụng phụ, thường xuyên lo lắng, buồn phiền,… cũng là những nguyên nhân gây nên tàn nhang, nám da.
– Lạm dụng mỹ phẩm: dùng nhiều các loại mỹ phẩm làm trắng da hay một số thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng cũng dễ có nguy cơ bị nám da hơn. Đây là việc rất nguy hiểm. Vì khi hình thành sẽ rất khó điều trị tàn nhang.
– Bên cạnh đó, người máu xấu, máu kém lưu thông cũng khiến da không được cung cấp đủ dưỡng chất và trở nên suy yếu, nhạy cảm trước các tác nhân gây hại bên ngoài và dễ bị nám, sạm da hay tàn nhang.
Từ các nguyên nhân trên, các bạn có thể xác định được phương hướng cũng như cách điều trị tàn nhang cho mình. Việc xác định đúng nguyên nhân chính là bạn đã góp phần lớn vào việc nhanh chóng loại bỏ các đốm da sậm màu và làm đẹp da.
Nguyên nhân gây ra tàn nhang
Nguyên nhân gây ra tàn nhang


Những đối tượng không nên sử dụng nha đam để đắp mặt nạ

Những đối tượng không nên sử dụng nha đam để đắp mặt nạ

Nha đam mang đến nhiều công dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, song khi sử dụng nha đam tươi tại nhà làm mặt nạ chăm sóc da, chị em nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau vì không phải đối tượng nào cũng phù hợp để sử dụng nó.

Đối tượng nào không nên sử dụng  mặt nạ nha đam?
Nha đam từ lâu đã trở thành nguyên liệu làm đẹp phổ biến của chị em phụ nữ. Loại thảo thược này mang đến công dụng trong việc hỗ trợ điều trị mụn và làm mờ các vấn đề tăng sinh hắc sắc tố melanin trên da. Song, dù tốt đến mấy nhưng nếu dùng nha đam sai cách cũng sẽ khiến làn da bị kích ứng, nổi mẩn ngứa.. gây khó chịu cho người sử dụng.
Những đối tượng sau được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng nha đam, bao gồm:
– Người có tuyp da nhạy cảm, nếu bôi thử trên da sau một vài giờ có biểu hiện ngứa thì không nên sử dụng.
– Người mắc bệnh dạ dày.
– Người mắc bệnh trĩ.
– Mắc các bệnh khác liên quan đến thận không nên sử dụng.
Song, nếu chỉ dùng bôi ngoài da thì chỉ cần cẩn trọng với đối tượng có da nhạy cảm, trường hợp mắc các bệnh còn lại không nên dùng nha đam để ăn hoặc uống trực tiếp vì có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng nha đam cho việc làm đẹp
Khi dùng nha đam tươi làm mặt nạ đắp, người dùng cần thận trọng vì nhựa của nó có thể tẩy trôi các tế bào sừng hóa trên bề mặt da, song nhựa cô đặc ở nồng độ cao lại có thể làm phỏng da,khiến da bị bong tróc rất sâu, thậm chí là đến tận lớp biểu bì.
Trong nhựa nah đam nguyên chất có chứa một lượng độc tố nhất định, khi ở môi trường không khí sẽ nhanh chóng bị oxy hóa và làm mất đi hoạt tính ban đầu, do đó đạt hiệu quả chăm sóc da tốt, cần phải có một quy trình khép kín để ổn định hoạt chất này.
Chất độc trong nhựa nha đam tuy không nguy hiểm đến mức chết người nhưng có thể gây tiêu chảy cho người sử dụng qua đường ăn, phụ nữ mang thai dễ sẩy thai, con sinh ra có thể mắc dị tật bẩm sinh, phụ nữ cho con bú không nên sử dụng nha đam và các sản phẩm làm từ nó.
Ngoài ra, nha đam còn có thể gây chuột rút, đau vụng và tiêu chảy cho đối tượng trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.
Phụ nữ làm đẹp với nha đam cần lưu ý:
– Chọn nha đam tươi làm đẹp cần tuân thủ những yêu cầu sau: chọn bẹ nha đam nhỏ, có màu xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi chảy nước lớp để làm sạch nhựa nha đam.
– Khi sử dụng nha đam cần lưu ý: mỗi tối chỉ nên đắp một lớp mỏng nha đam, nếu thấy da thích ứng thì có thể sử dụng, chỉ nên để nha đam lưu lại trên da 10-15 phút là đủ, rữa mặt sạch lại với nước sau khi đắp nha đam, không nên đắp quá dầy có thể khiến da bị dị ứng.

– Không nên đắp mặt nạ nha đam quá thường xuyên, tốt nhất là chỉ nên đắp 2-3 lần mỗi tuần.
Những đối tượng không nên sử dụng nha đam để đắp mặt nạ
Nha đam

Phân biệt tàn nhang và nám da

Phân biệt tàn nhang và nám da

Tàn nhang là gì? Nám da là gì? Nhiều chị em thường hay bị nhầm lẫn giữa tàn nhang nhang và nám da nên dẫn đến sai lầm trong việc sử dụng các biện pháp điều trị. Vì vậy, xin chia sẻ một số thông tin  bổ ích để các chị em có thể phân biệt đâu là tàn nhang và nám da và có phương pháp phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhé!Phân biệt tàn nhang và nám da 
Phân biệt tàn nhang và nám da
Phân biệt tàn nhang và nám da

Tàn nhang là gì?

Tàn nhang là những đốm tròn màu vàng, đỏ, nâu nhạt, nâu sậm hoặc đen xuất hiện trên bề mặt da theo từng đám. Bản chất của tàn nhang là sự phát triển quá mức các sắc tố da melanin, đặc biệt ở những người có làn da trắng và mỏng, tàn nhang thường có màu đậm hơn màu da xung quanh. Tàn nhang có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên da, tuy nhiên, vùng da dễ bị tàn nhang nhất là hai bên gò má và mũi.

Nhận biết các dạng tàn nhang

Có 3 dạng tàn nhang chính thường gặp nhất đó là:
– Tàn nhang nhẹ: nốt tàn nhang nằm ở lớp ngoài cùng gần với bề mặt da, khá dễ điều trị tàn nhang loại này và ít gây tái phát trở lại.
– Tàn nhang trung bình: nốt tàn nhang nằm ở lớp trung bì của da và khá khó khăn để điều trị, nếu sử dụng không đúng cách có thể để lại vết thâm.
– Tàn nhang nặng: nốt tàn nhang nằm sâu ở lớp mỡ dưới da nên điều trị rất phức tạp.

Nám da là gì?

Nám da là những đốm tròn nhỏ có màu vàng, nâu, đen hoặc các mảng có màu sậm xuất hiện trên vùng trán, mũi, má, cằm và thường có tính chất đối xứng. Bản chất của nám da là sự rối loạn các sắc tố melanin ở lớp trung bì và lớp đáy, chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Qua thời gian, vết nám có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh và khó chữa.

Nhận biết các loại nám da

– Nám mảng: vết nám mọc thành từng mảng trên da, có màu nhạt.
– Nám sâu: đốm nám có màu sậm với chân nám bám sâu dưới da.
– Nám hỗn hợp: nám vừa mọc thành mạng, vừa có chân nám bám sâu dưới da nên điều trị rất khó khăn.

Nguyên nhân gây tàn nhang và nám da là gì?


Nguyên nhân gây ra tàn nhang và nám da
Nguyên nhân gây ra tàn nhang và nám da
– Do di truyền (đối với tàn nhang).
– Do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
– Ô nhiễm môi trường.
– Nội tiết tố thay đổi bất thường, thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh…
– Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya, mất ngủ…
– Lạm dụng mỹ phẩm khiến da nhạy cảm và dễ bị kích ứng với môi trường
– Sử dụng thuốc điều trị bệnh, thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
– Do quá trình lão hóa tự nhiên: các gốc tự do tấn công vào da gây ra các vấn đề tàn nhang, nám da, sạm da
Để phòng ngừa nám da và tàn nhang, các chị em cần nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến tàn nhang nám da và có biện pháp bảo vệ da phù hợp:
– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là nên bôi kem chống nắng thường xuyên và che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
– Thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học với thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước.
– Tìm hiểu kỹ các sản phẩm dưỡng da trước khi sử dụng để tránh làm mỏng da, ăn mòn da, khiến da dễ bị kích ứng hơn….
Đặc biệt, nếu nhận thấy da xuất hiện vết nám hay tàn nhang thì nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị kịp thời và tận gốc, tránh để tàn nhang hay vết nám lan rộng.


Copyright © 2012 Trị tàn nhang cho phụ nữ All Right Reserved
Designed by Odd Themes
Back To Top